Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

ba bau an trung ngong co tac dung gi thumb

Nhiều người quan niệm rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp con thông minh và phát triển khỏe mạnh hơn. Vậy thực hư thông tin này như thế nào? Liệu bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì không? Hãy cùng Yến Sào Aqua tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng

Trứng ngỗng lớn gấp 3 lần trứng gà, vỏ trứng cũng cứng hơn và mùi vị đậm đà hơn so với trứng vịt thông thường. Các thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng gồm:

  • Calo: 185 kcal
  • Protein: 13g
  • Chất béo bão hòa: 3,6g
  • Tổng số chất béo: 13,27g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 5,75g
  • Chất béo không bão hòa đa: 1,67g
  • Carbohydrate: 1,35g
  • Cholesterol: 825mg
  • Đường: 0,94g
  • Chất xơ: 0g
  • Chất đạm: 13,87g
  • Vitamin B6: 0,24mg
  • Vitamin C: 0mg
  • Vitamin B12: 5,1µg
  • Vitamin D: 1,7µg
  • Vitamin E: 1,29mg
  • Vitamin B2: 0,3mg
  • Vitamin B1:0,15mg
  • Vitamin PP: 0,1mg
  • Vitamin A: 360µg
  • Canxi: 60µg
  • Phốt pho: 210mg
  • Kẽm: 1,33mg
  • Magie: 16mg
  • Sắt: 3,64mg
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì-1
Trứng ngỗng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho bà bầu

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, chắc hẳn trứng ngỗng sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với thai phụ. Cụ thể:

Xem thêm:  Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì?

Trứng ngỗng tốt cho trí não thai nhi

Các chuyên gia cho rằng trứng ngỗng rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Lòng đỏ trong trứng ngỗng có một nửa là lecithin, đây là hợp chất có lợi với mô thần kinh và não bộ. Thế nên bà bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng để em bé thông minh hơn.

Trứng ngỗng tăng cường trí nhớ

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể vào thời gian mang thai khiến cơ thể mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về thể chất, điển hình là suy giảm trí nhớ. Để cải thiện tình trạng này, mỗi buổi sáng mẹ bầu có thể ăn một quả trứng ngỗng luộc hoặc hấp. 

Trứng ngỗng ngăn ngừa cảm lạnh

Nếu bạn còn thắc mắc bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì thì khả năng chống cảm lạnh là câu trả lời. Khi mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm và rất dễ bị cảm cúm bởi thời tiết thay đổi thất thường. 

Do vậy để phòng tránh cảm lạnh, mẹ bầu nên bổ sung trứng ngỗng vào thực đơn bữa ăn của mình. Dưỡng chất có trong trứng sẽ đem tới nhiều năng lượng bảo vệ cơ thể thai phụ trước bệnh tật.

Trứng ngỗng tốt cho máu

Hàm lượng sắt dồi dào trong trứng ngỗng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể. Bởi nguyên tố này vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai, nó giúp bổ máu, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu ở bà bầu.

Xem thêm:  Uống tinh bột nghệ có tác dụng gì cho sức khỏe?
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì-2
Hàm lượng sắt trong trứng ngỗng giúp bà bầu phòng tránh tình trạng thiếu máu thai kỳ

Trứng ngỗng làm đẹp da

Ngoài cung cấp dưỡng chất, trứng ngỗng cũng hiệu quả trong việc làm đẹp cho mẹ bầu. Chính lượng albumin trong trứng ngỗng sẽ giúp làn da trở nên căng mịn, đàn hồi và hỗ trợ điều trị một số vấn đề như nám, mụn.

Xem thêm:

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Ăn bao nhiêu là đủ

Dễ nhận thấy trong trứng ngỗng chứa nhiều khoáng chất và vitamin nên mẹ bầu có thể dùng trứng ngỗng để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi trong thời gian mang thai. 

Tuy nhiên để bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì hiệu quả thì không nên ăn quá nhiều. Bởi thành phần lipid trong trứng ngỗng nhiều có thể gây tiền sản giật cho thai phụ.

Nên ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào?

Theo kinh nghiệm, bà bầu có thể ăn trứng ngỗng vào tam cá nguyệt thứ hai, tức là vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời điểm thai nhi đã ổn định và vần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn. 

Tuyệt đối không nên ăn trứng ngỗng trong 3 tháng đầu vì lúc này cơ thể người mẹ đang bị ốm nghén, chất dưỡng khó có thể hấp thu.

Bên cạnh đó, bởi vì trứng ngỗng có kích thước lớn cùng hàm lượng dưỡng chất nhiều nên bà bầu chỉ cần ăn 1 – 2 quả/tuần là phù hợp.

Xem thêm:  Mới mổ sỏi thận nên ăn gì, không nên ăn gì?

Những lưu ý cần biết khi bà bầu ăn trứng ngỗng

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Hàm lượng cholesterol và lipid có nhiều trong trứng ngỗng không tốt cho cơ thể nếu sử dụng nhiều. Những người mắc bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu nên hạn chế ăn trứng ngỗng.
  • Mẹ bầu không nên ăn trứng ngỗng thường xuyên vì làm tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì, thừa cân trong thai kỳ. Không ăn vượt quá 3 lần/tuần và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất khác ngoài trứng ngỗng.
  • Không nhất thiết phải ăn trứng ngỗng mới tốt, mẹ bầu có thể bổ sung dinh dưỡng qua khẩu phần ăn khác.
  • Giống như các loại trứng khác, bạn có thể tùy thích chế biến trứng ngỗng theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chỉ ăn trứng khi đã nấu chín để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé.
  • Nên chọn trứng có chất lượng tốt, bạn có thể kiểm tra bằng cách cho trứng ngỗng vào dung dịch nước muối 10%. Nếu trứng chìm xuống chứng tỏ trứng mới đẻ, còn ngược lại trứng nổi lơ lửng thì có nghĩa trứng đã đẻ khoảng 3 – 5 ngày.
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì-3
Bà bầu không nên ăn trứng ngỗng quá 3 lần/tuần

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Yến Sào Aqua về vấn đề bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì và những lưu ý cần biết khi ăn trứng ngỗng. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp chị em luôn an toàn và khỏe mạnh trong thời gian mang thai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.