Cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn đơn giản

cach lam nhanh lanh vet rach tang sinh mon

9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, đến lúc con yêu chào đời nhưng âm đạo mở không đủ rộng để sinh thường. Lúc này, người mẹ sẽ được bác sĩ chuyên môn chỉ định rạch tầng sinh môn. Việc này rất đau đớn cho người mẹ, đặc biệt nếu không chăm sóc kỹ lưỡng vết thương có thể sẽ bị nhiễm trùng. Thấu hiểu điều này, hôm nay Yến sào Aqua tổng hợp thông tin về cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn để mọi người tham khảo. Từ đó, chăm sóc sức khỏe cho mẹ bỉm sau sinh một cách khoa học.

Thực hiện rạch tầng sinh môn trong trường hợp nào?

Thủ thuật này trong quá trình sanh không phải ai cũng thực hiện. Khi âm đạo của mẹ đủ rộng để bé đi qua, không cần áp dụng rạch tầng sinh môn. Ngược lại, nếu âm đạo của bạn hẹp, rặn quá sức mà vẫn không được thì bác sĩ sẽ chủ động cắt tầng sinh môn để đón bé ra.

Khi tầng sinh môn bị cắt thì sẽ để lại vết thương, khiến mẹ đau đớn. Nếu không chăm sóc kỹ dễ để lại biến chứng, nhiễm trùng, sẹo. Thủ thuật cắt tầng sinh môn chỉ được thực hiện khi:

  • Em bé không đủ oxy
  • Sinh khó như thai ngôi mông hoặc chân ra trước khi vai em bé bị mắc lại.
  • Trường hợp mẹ rặn thời gian dài khi sinh
  • Quá trình chuyển dạ và sinh nở sử dụng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Áp dụng khi trường học Em bé quá lớn hoặc Em bé sinh non.
Xem thêm:  Tìm hiểu các địa phương nuôi yến ở Việt Nam

Cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn đơn giản

Có lẽ, đây là vấn đề mà các ông bố, mẹ sau sinh quan tâm khá nhiều. Nếu bạn chuẩn bị đi sinh, nên biết kiến thức này để có kinh nghiệm chăm sóc bản thân, người thân của mình khi cần. Dưới đây là cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn bạn nên lưu lại:

cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn
Vết khâu tầng sinh môn sau sinh

Cần giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Lời khuyên của bác sĩ là nên rửa vùng này nhanh bằng vòi sen và sau đó dùng  khăn lau khô nhẹ nhàng.

Trong quá trình vệ sinh vùng kín, lau cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.

Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng sau sinh.

Chị em nên thực hiện các bài tập sàn khung chậu thường xuyên hơn để giúp máu lưu thông. Đồng thời các bài tập này còn thúc đẩy lành vết thương hiệu quả.

Hãy thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương tới vết khâu tầng sinh môn.

Chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết
Chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết

Mẹ sau sinh nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Điều này thực sự không tốt cho vết thương ở tầng sinh môn khi chưa lành.

Một chế độ ăn uống khoa học sau sinh chính là điều mẹ nên làm. Kiêng ăn những thực phẩm không tốt cho vết thương cũng như sữa. Mẹ nên bổ sung yến sào thực đơn chăm sóc sức khỏe của mình. Có thể mua yến thô, yến tinh chế hay yến chưng sẵn hũ, …đều được.

Xem thêm:  Uống nước nhiều có tác dụng gì và uống như thế nào cho đúng cách?
Bổ sung yến sào vào thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Bổ sung yến sào Aqua vào thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

>>> Quan tâm thêm:  8 cách làm nhanh lành vết thương trầy xước hiệu quả

Một số cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn cụ thể tại nhà

Để vết thương nhanh lành, mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:

1.Dùng miếng gạc lạnh

Khi vết thương sưng, đau có thể dùng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh để chườm lên vết khâu. Cách làm này sẽ giúp mẹ đỡ đau đớn, giảm sưng hiệu quả. Chườm xong thì nên lau khô lại với khăn sạch nhẹ nhàng.

2.Mẹ hãy chọn tư thế ngồi thích hợp

Ngồi tư thế ít tạo áp lực lên vết khâu là điều cần thiết. Mẹ có thể lót vải mềm 2 bên mông, hoặc ngồi đệm hơi để không đè lên vết thương.

3.Hãy đi bộ

cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn
Hãy đi bộ lại nhẹ nhàng sau khi sinh

Sau ngày đầu tiên, mẹ nên lấy lại sức và ngồi dậy đi bộ nhẹ nhàng.  Hãy kiên trì đi nhẹ ở xung quanh giường, ngoài hành lang. Có thể, lúc đầu sẽ khó khăn tuy nhiên sau dần sẽ ổn và quen.

>>> Nên đọc thêm: Chia sẻ cách nhanh lành bệnh nứt xương gót chân hiệu quả

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn phải kỹ lưỡng

Mẹ nên biết rằng, khoảng thời gian để vết khâu tầng sinh môn lành lặn là 2-3 tuần. Và khoảng 1 tháng sau sinh thì vết thương này mới thực sự ổn định, phục hồi cảm giác. Cho nên, cần chăm sóc đúng cách để không gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi vết khâu bị hở, đứt chỉ, bị rách, bị mưng mủ, hay ngứa ngáy khó chịu, …Cần phải đi tham khám bác sĩ để có giải pháp phù hợp. Vì nếu chẳng may, sẽ dẫn tới biến chứng:

  • Xuất hiện mủ, vùng bị cắt bị đau bất thường. Hoặc vùng bị rạch có mùi hôi thì cần khám ngay. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.
  • Cơ thể mẹ bị sốt hay ớn lạnh.
  • Bị đau bụng dưới nhiều cũng là một dấu hiệu đáng báo động.
  • Mẹ có cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi tiểu.
  • Mẹ cần phải vào toilet nhiều lần trong ngày vì mắc đại tiện.
  • Đặc biệt, triệu chứng mẹ không thể kiểm soát trung tiện
  • Dấu hiệu nguy hiểm vì chảy máu nhiều hơn hay ra máu cục.
Xem thêm:  Giải đáp: Uống nước đậu đen rang có tác dụng gì?
Chăm sóc tầng sinh môn kỹ lưỡng sau khi bị rạch để không bị nhiễm trùng
Chăm sóc tầng sinh môn kỹ lưỡng sau khi bị rạch để không bị nhiễm trùng

Cách làm nhanh lành vết rạch tầng sinh môn đơn giản đã được Yến sào Aqua chia sẻ. Chúng tôi mong rằng, với kiến thức được chia sẻ này sẽ phần nào giúp mọi người biết cách chăm sóc người thân yêu của mình. Nếu thấy hay, đừng quên ấn nút chia sẻ để mọi người cùng nhau cập nhật kiến thức bổ ích.

Cần tư vấn thêm về sản phẩm yến sào giúp chăm sóc sức khỏe sau sinh. Hãy để lại thông tin, hoặc liên hệ ngay với Yến sào Aqua qua kênh thông tin sau đây để được nhân viên tư vấn nhanh:

  • Hotline: 0974 193 686
  • Nhà yến: Ấp 1, Xã Nha Bích, Chơn Thành, Bình Phước
  • Showroom: 183 Ngô Tất Tố, Phường 22, Bình Thạnh, TPHCM
  • Email: info@yensaoaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.