Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Ai không nên dùng loại nước này?

uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì

Ngải cứu không chỉ được sử dụng để biến những món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Tại sao loại rau thuốc này được mệnh danh là “thần dược trị bách bệnh”? Cùng Yến sào Aqua tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì với sức khỏe và một số lưu ý khi sử dụng nhé.

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Ngải cứu là một loại thuốc quý nhưng lại dễ tìm ở Việt Nam. Đây là cái tên được bắt gặp không ít trong các bài thuốc dân gian nhờ có nhiều công dụng với sức khỏe. Lý do là bởi ngải cứu có các lợi ích tuyệt vời sau: 

Giảm đau xương khớp

Trong lá ngải cứu có chứa nhiều hợp chất kháng viêm, giảm đau hiệu quả nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về xương khớp. Y học cũng đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của lá ngải cứu với bệnh xương khớp. 

Các nhà khoa học đã lá ngải cứu buộc lên vị trí bị viêm xương khớp kết hợp với uống nước lá ngải cứu tươi trong 1 tháng. Kết quả cho thấy, tình trạng đau nhức, sưng viêm khớp xương được giảm đi nhanh chóng so với những người không sử dụng.

Điều này là do trong lá ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu và các thành phần này hoạt động như một chất gây tê nhẹ làm giảm cơn đau nhức tại vùng viêm nhiễm. Các hợp chất absinthin và anabsinthine có trong lá ngải cứu tươi có công dụng kháng viêm tự nhiên. Khi uống nước lá ngải cứu tươi có thể trực tiếp hấp thụ những chất này, cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng đau do viêm khớp gây ra.

Xem thêm:  Thăm người bệnh Covid nên mua gì và điều cần biết
Uống nước ngải cứu tươi giúp cải thiện các bệnh lý về xương khớp
Uống nước ngải cứu tươi giúp cải thiện các bệnh lý về xương khớp

Trong Đông y, ngải cứu có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa trị xương khớp, trừ phong thấp, giảm đau, giúp lưu thông khí huyết. Bởi vậy, đây là bài thuốc quý dân giã được sử dụng nhiều và mang tới hiệu quả tuyệt với ngoài mong đợi.  

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe xương khớp bạn có thể kết hợp bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương lại an toàn như Yến sào. Trong yến sào có nhiều canxi và Phenylalanine. Những chất này thúc đẩy xương phát triển và chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Glucosamine có trong tổ yến có chức năng tái tạo và phục hồi chức năng sụn giúp xương khớp hoạt động ổn định hơn.

Chống nhiễm ký sinh trùng

Từ thời Ai Cập cổ đại, người ta thường sử dụng ngải cứu để chống nhiễm ký sinh trùng. Kho học hiện đại cũng đã có nhiều nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong ngải cứu có hợp chất thujone có khả năng chống nhiễm giun đường tiêu hóa. 

Có thể bạn cần biết:

Uống gì cho mát gan? Gợi ý 12 đồ uống lý tưởng dành cho người bị nóng gan

Uống gì để cân bằng nội tiết tố mà không cần đến thuốc?

Chống nhiễm ký sinh trùng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngải cứu có thành phần thujone, hợp chất này có tác dụng chống nhiễm giun đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, uống nước lá ngải cứu có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của sán dây và một số loại ký sinh trùng khác.

Chống oxy hóa

Hoạt chất chamazulene có trong ngải cứu, đặc biệt nồng độ cao nhất vào thời kỳ trước khi cây ra hoa có tác dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên. Hoạt chất này có khả năng chống lại tình trạng căng thẳng mệt mỏi của cơ thể, ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào. 

Xem thêm:  Bị thủy đậu nên ăn gì để bệnh chóng khỏi?
Chamazulene có trong ngải cứu có tác dụng chống oxy hóa
Chamazulene có trong ngải cứu có tác dụng chống oxy hóa

Nếu quá trình oxy hóa tế bào diễn ra nhanh và trong thời gian dài sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm như ung thư, Alzheimer, tim mạch…. Chính vì vậy, bạn có thể uống nước ngải cứu tươi để phòng ngừa và ức chế quá trình oxy hóa tế bào. Từ đó, giúp cơ thể khỏe mạnh và  phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Tác dụng chống viêm

Nếu bạn còn thắc mắc uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, thì đừng “xem thường” khả năng chống viêm hiệu quả của loại cây này. Trong ngải cứu tươi có chứa Artemisinin là chất có tác dụng kháng viêm vô cùng hiệu quả. Artemisinin ức chế sự phát triển của cytokine – đây là những protein thúc đẩy quá trình viêm nhiễm được cơ thể tiết da.    

Bên cạnh đó, nếu bạn gặp các vấn đề về viêm không đặc hiệu Crohn với các triệu chứng viêm đường tiêu hóa như mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy… Hãy uống ngay một ly nước ngải cứu tươi để giải quyết tình trạng này.

Giảm mỡ bụng

Bạn cũng có thể sử dụng nước ngải cứu tươi để giảm mỡ bụng. Ngải cứu có tính đắng và chứa nhiều dưỡng chất kích thích quá trình tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, khi thức ăn đi vào cơ thể sẽ được phân giải nhanh chóng, từ đó hạn chế việc mỡ thừa tích tụ trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. 

Uống nước ngải cứu giúp làm đẹp giảm mỡ thừa hiệu quả
Uống nước ngải cứu giúp làm đẹp giảm mỡ thừa hiệu quả

Nếu kiên trì thực hiện uống nước ngải cứu tươi bạn sẽ thấy hiệu quả giảm mỡ thừa bất ngờ mà phương pháp này mang lại. Bên cạnh đó, tình trạng táo bón cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Uống nước lá ngải cứu còn giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt và làm đẹp da.

Xem thêm:  Uống mật ong có tác dụng gì và top 10 hiệu quả kỳ diệu với sức khỏe

Một số lưu ý khi uống nước ngải cứu tươi 

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng như một bài thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng loại nước uống này bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu và cho con bú phụ nữ không nên sử dụng loại nước này. Bởi nước lá ngải cứu kích thích co bóp tử cung có thể dẫn tới sảy thai, ngoài ra, còn làm mất sữa.
  • Những người có tiền sử động kinh không nên uống. Bởi trong nước ngải cứu tươi có hàm lượng lớn chất Thujone, có tác dụng kích thích não bộ rất có thể gây ra tình trạng co giật. Ngoài ra, nước này có thể tương tác và làm giảm tác dụng của thuốc động kinh.
  • Nếu bạn đang điều trị bệnh lý về tim mạch cũng không nên sử dụng. Nước ngải cứu có thể kết hợp với thuốc Warfarin gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
  • Ngải cứu không tốt cho người bị bệnh thận, có thể khiến tình trạng bệnh xấu đi.
  • Nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh về đường ruột thì không nên uống thêm nước ngải cứu. Bởi dược liệu này có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và còn rất lợi tiểu. 
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống nước lá ngải cứu tươi
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống nước lá ngải cứu tươi

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì đã được giải đáp đầy đủ ở bài viết trên. Hy vọng với những thông tin mà yến sào Aqua đã chia sẻ sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về loại cây này, đồng thời có cách sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.