Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là tuổi trung niên. Chóng mặt do nhiều nguyên nhân gây nên và được xem là dấu hiệu của một số căn bệnh chứ không phải là bệnh. Do đó, bạn có thể cắt cơn nhanh chóng mà không cần đến thuốc. Bị chóng mặt nên uống gì và ăn gì để nhanh cắt cơn?
Bị chóng mặt nên uống gì?
Đột ngột bị chóng mặt hay bị chóng mặt thường xuyên khiến nhiều người hoang mang, lo sợ, không biết xử lý như thế nào. Những loại nước uống dưới đây giúp bạn nhanh chóng lấy lại trạng thái ổn định.
Sử dụng nước gừng để giảm chóng mặt
Gừng tươi là loại gia vị xuất hiện nhiều trong gian bếp, bởi không bị làm tăng thêm hương vị cho món ăn, gừng còn là bài thuốc hữu ích trị nhiều bệnh và chóng mặt là một trong số đó. Theo các nhà khoa học nghiên cứu, gừng có chứa hoạt chất gingerol có khả năng kích thích lưu thông máu lên não và làm giảm mức độ nghiêm trọng khi chóng mặt.

Để pha trà gừng, ta cần chuẩn bị 1 nhánh gừng xắt nhỏ, mật ong và nước lọc. Đun sôi nước và cho trực tiếp vào cốc chứa sẵn gừng, ngâm trong khoảng 10 phút sau đó cho thêm mật ong và thưởng thức. Bạn nên lưu ý là lượng gừng nên dùng mỗi ngày chỉ khoảng 1 đến 1,5 gam.
Giảm chóng mặt bằng chanh
Vitamin C là dưỡng chất giúp ngăn chặn và phục hồi cơ thể sau những cơn chóng mặt. Chanh là loại quả chứa nguồn vitamin C dồi dào cần thiết cho cơ thể. Uống nước chanh sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng chóng mặt, giúp cơ thể tỉnh táo, sảng khoái.
Để pha nước chanh uống khi bị chóng mặt ta cần chuẩn bị nước cốt chanh, đường hoặc siro đường và nước lọc. Hoà lẫn 3 thành phần với nhau và thưởng thức. Bạn có thể duy trì uống nước chanh hàng ngày để ngăn các cơn chóng mặt xuất hiện trở lại.
Xem thêm:
Mật ong
Cơ thể sẽ mất đi nguồn năng lượng nhanh chóng khi bị chóng mặt. Do đó, ta cần cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp phục hồi cơ thể. Mật ong có thể cung cấp nhanh các dưỡng chất như photpho, magie, vitamin B, C, sắt, canxi,.. Ngay khi bị chóng mặt, hãy hoà một thìa mật ong cùng nước ấm để uống, bạn sẽ nhận thấy cơ thể dần ổn định trở lại.

Nước lọc
Nước chiếm tới 83% máu, do đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ gây giảm huyết áp, thiếu máu lên não, chóng mặt, đau đầu. Trung bình mỗi ngày, lượng nước được khuyến cáo cần cho mỗi người lớn là 2 lit. Hãy bổ sung đủ nước để cải thiện tình trạng thường xuyên chóng mặt.
Nước đường
Bị chóng mặt nên uống gì? Hãy thử dùng một ly nước đường nhỏ bạn nhé. Hạ đường huyết là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt. Khi bị chóng mặt, bạn nên uống ngay một ly nước đường ấm để thân nhiệt ổn định, lượng đường trong máu tăng lên, giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng.
Nên ăn gì để giảm chứng chóng mặt?
Để cải thiện chứng chóng mặt, ngoài cách xử lý “nóng” nêu trên thì bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày. Dưới đây là những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo để cơ thể luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Thực phẩm giàu vitamin C
Cơ thể sẽ luôn tràn đầy năng lượng sau cả một ngày dài làm việc nếu được cung cấp vitamin C đầy đủ. Bạn nên thường xuyên duy trì các loại thực phẩm như khoai lang, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông, củ cải trắng, bắp cải, rau có màu xanh đậm,… trong bữa ăn hàng ngày. Đừng quên các loại trái cây chứa nguồn vitamin C dồi dào như cam, dâu, quýt, ổi, xoài, kiwi, đu đủ.

Thực phẩm giàu vitamin B6
Vitamin B6 là dưỡng chất rất cần thiết trong quá trình tổng hợp protein và thúc đẩy chuyển hóa tế bào máu. Ngoài ra, nó còn kích thích hoạt động hệ thần kinh và hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Những người thường xuyên bị chóng mặt là do thần kinh đang gặp tổn thương. Cung cấp vitamin B6 là cách cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh hồi phục. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, ngũ cốc, cá hồi, bơ đậu phộng, cải bó xôi, óc chó, bơ, chuối,…
Thực phẩm giàu acid folic
Triệu chứng chóng mặt thường xuyên gặp ở những người bị thiếu máu. Do đó, cần bổ sung axit folic giúp tăng cường tuần hoàn máu, sản sinh hồng cầu, cải thiện chất lượng máu.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều acid folic như lòng đỏ trứng, đậu đen, đậu phộng, đậu xanh, măng tây, đậu cove, bưởi,… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên đưa các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày thay vì uống thuốc để duy trì hiệu quả chữa bệnh cũng như giảm tác dụng phụ của thuốc.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bị chóng mặt nên uống gì và ăn gì để nhanh cắt cơn. Ngoài ra, sử dụng yến sào cũng là giải pháp giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp giảm thiểu chứng chóng mặt. Để được tư vấn và báo giá nhanh chóng, hãy liên hệ tới Yến Sào Aqua qua số hotline 0974 193 686 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng ngay hôm nay.